Phương pháp đo thông số mật độ bùn Silt density index (SDI)

Nội dung bài viết

Về Phương pháp đo thông số mật độ bùn Silt density index (SDI)

Silt density index (SDI) là một phương pháp đo xu hướng gây cáu cặn của nước. Phương pháp đo thông số mật độ bùn Silt density index được thực hiên bởi công ty DuPont Co vào năm 1970. mục đích ban đầu của phương pháp đo này là để đánh giá và kiểm soát khả năng điện hoá của nước. Sau đó, phương pháp đo này được điều chỉnh để ước lượng khả năng gây bám cặn của nước sau hệ tiền xử lý RO.

giấy đo SDI

Phương pháp này dần trở thành phương pháp chuẩn để kiểm soát chất lượng nước đầu vào RO. Đây là thông số quan trọng để thiết kế và đánh giá hiện suất lọc của màng RO. Phương pháp này ngoài ra còn hữu dụng để theo dõi hiệu suất vận hành của hệ thống tiền xử lý RO, cái mà cần được thực hiện thường xuyên. Quy trình lấy mẫu chuẩn chỉ số mật độ bùn SDI dựa vào tiêu chuẩn ASTM D 4189-95 (2002).

Ý nghĩa thông số chỉ số mật độ bùn SDI

Xem xét giá trị thông số chỉ số mật độ bùn SDI có thể giúp dự báo xu hướng màng RO bị cáu cặn như sau:

  • Nếu SDI < 1: Màng RO có thể được rửa CIP với tần xuất hàng năm.
  • Nếu 1< SDI < 3: Màng RO có thể được rửa CIP 2-3 lần/năm.
  • Nếu 3<SDI<5: Tần suất CIP là thường xuyên.
  • Nếu SDI > 5: Việc lắp thăm và điều chỉnh hệ thống tiền xử lý nước vào RO là cần thiết.

Một số nhà sản xuất màng RO đưa ra giá trị SDI cần thiết cho màng RO của họ. Bản bên dưới tóm tắt giá trị SDI yêu cầu bởi các nhà sản xuất màng RO.

Khuyến cáo RO của nhà sản xuất màng RO

Những yếu tố ảnh hưởng lên kết quả đo SDI

Một thông số phổ biến củ nước ảnh hưởng lên kết quả đo thông số mật độ bùn SDI là nhiệt độ. Sự thay đổi độ nhớt của nước bở nhiệt độ sẽ làm thay đổi lưu lượng dòng nước đi qua giấy lọc. Tuy nhiên, phương pháp đo SDI chuẩn không quy định nhiệt độ chuẩn. Lý do là suốt 15 phút đo chỉ số mật độ bùn SDI, nhiệt độ hầu như không thay đổi.

Thông số thứ hai là pH. Vì pH làm ảnh hưởng đến khả năg kết của của các ion nên nó ảnh hưởng đến khẳ năng cáu cặn và gây nghẹt màng. Ví dụ trong nước biển, khi tăng pH cao hơn 8, sẽ gây ra khả năng cáu cặn của CaCO3.

Yếu tố thứ 3 là thao tác lấy mẫu của người vận hành.

Đây là yếu tố chính sẽ gây ra các sai khác khi lấy mẫu chỉ số mật độ bùn SDI. Một số phương pháp yêu cầu phải flushing –  để nước chảy qua lọc trước khi tiến hành lấy mẫu. Một số khác yêu cầu phải xả khí trước khi đo SDI để đảm bảo nước phân phối đều trên giấy lọc,… Do những sự sai khác này nên để đồng nhất kết quả đo SDI, Máy SDI tự động đã được ra đời. Các bạn có thể xem thêm thông tin về máy lẫy mẫu chỉ số mật độ Bùn SDI tự động ở đây.

ASTM còn đề cập rằng kết quả đo SDI sẽ thay đổi dựa vào nhà sản xuất giấy SDI. Để kết quả đo là đồng nhất, kết quả SDI chỉ có thể được so sánh trong cùng 1 nhà sản xuất màng RO. Các bạn có thể tham khảo giấy đo chỉ số mật độ bùn Silt Density Index SDI tại đây.

Nếu cần hỗ trợ lấy mẫu chỉ số mật độ bùn, các bạn có thể liên hệ Zalo Aquatekco: 0909 407 547

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo